Bênh tiểu đường – Nguyên nhân và cách điều trị

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) cao nhất thế giới hiện nay. Hiện nay, cả nước đang có tới gần 4 triệu người đang mắc phải bệnh tiểu đường (nằm trong độ tuổi từ 20-79). Đa số mọi người thường rất chủ quan và không chú ý nhiều về căn bệnh này, chỉ đến khi bệnh có những biến chứng nguy hiểm thì mới có biện pháp chữa trị.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi các hormone insulin của tụy bị yếu hay suy giảm tác động trong cơ thể. Việc này có thể dẫn tới lượng đường có trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường. Từ nguyên nhân này mà sau khi máu được lọc và thải các chất cặn bã ra ngoài bằng đường nước tiểu sẽ chứa một lượng đường nhất định, đây là lý do vì sao người ta gọi đây là căn bệnh tiểu đường.

Các loại tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể chia làm 3 loại chính: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường trong thai kỳ.

Tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 1 diễn ra khi tuyến tụy không thể sản xuất được insulin và cơ thể bị thiếu insulin. Khi thiếu insulin, đường không được chuyển hóa dẫn đến bị ứ đọng trong máu. Đối tượng bị đái tháo đường tuýp 1 thường là trẻ em và người trẻ chiếm tỉ lệ khá ít trong tổng số người bị bệnh tiểu đường trên thế giới, tuy nhiên đang có xu hướng gia tăng (theo nghiên cứu từ Tổ chức Đái Tháo Đường thế giới (IDF)1).

Nguyên nhân chính của đái tháo đường tuýp 1 được xác định chủ yếu do yếu tố di truyền, theo nghiên cứu từ Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (ADA)2.

Tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường (đái tháo đường) tuýt 2 xảy ra khi cơ thể bạn vẫn sản xuất được insulin, nhưng lại không chuyển hóa được đường trong máu.

Một vài nguyên nhân gây ra sự rối loạn chuyển hóa này bao gồm yếu tố di truyền, béo phì, tế bào Beta trong tuyến tụy bị tổn thương

Khoảng 95% người bị mắc bệnh tiểu đường trên thế giới là típ 2 (theo thống kê của UF Diabetes Institute4). Mặc dù đái tháo đường típ 2 trước đây thường xảy ra ở người lớn tuổi, trong những năm gần đây bệnh thường xảy ra ở những người trẻ hơn và cả trẻ em.

Tuy nhiên, khác với đái tháo đường tuýp 1, đái tháo đường tuýp 2 có thể được phòng ngừa nếu bạn sống cân bằng với chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với việc tập thể dục đều đặn và giảm cân khoa học.

<img class=”alignnone size-medium wp-image-2884″ src=”http://thuocngoaitot.com/wp-content/uploads/2019/10/tieu-duong-300×150.jpg” alt=”” width=”300″ height=”150″ />

Tiểu đường (đái tháo đường) thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là trường hợp bệnh tiểu đường chỉ xảy ra ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai, mà trước khi mang thai người này chưa bao giờ bị đái tháo đường.

Đái tháo đường thai kỳ thường ngắn hạn và sẽ hết khi bạn kết thúc thai kỳ. Tuy nhiên tỉ lệ bị đái tháo đường về sau của phụ nữ bị đái tháo đường khi mang thai sẽ cao hơn những người khác. Vì thế, bạn nên có kế hoạch sống cân bằng hơn qua chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp cùng lối sống vận động lành mạnh để giảm thiểu khả năng bị đái thái đường trong tương lai.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây ra tình trạng này được xác định bao gồm:

– Hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu khiến cho tế bào beta bị bạch cầu tấn công, dẫn đến không thể sản xuất đủ insulin hoặc không thể sản xuất insulin. Bên cạnh đó, tình trạng tế bào Lympho T bị rối loạn cũng có thể gây nên bệnh tiểu đường tuýp 1.

– Chế độ ăn uống: Người ta đã chứng minh một cách khoa học rằng nguyên nhân chính gây tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em là do một loại protein có tên là casein được tìm thấy trong thành phần sữa bò. Trên toàn thế giới, người ta ghi nhận rằng những đứa bé tiêu thụ sữa bò ở giai đoạn đầu đời thì dễ bị tiểu đường tuýp 1 hơn. Một sự thật khác đó là loại bỏ thức ăn động vật, bao gồm sữa trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 có thể giúp ngăn ngừa diễn tiến phức tạp của bệnh và đảo ngược bệnh lý.

– Môi trường sống: Môi trường sống có thể là nhân tố gây nên bệnh tiểu đường tuýp 1 như virus, vi khuẩn tấn công, nhiễm độc từ môi trường, các chất hóa học…

– Các yếu tố di truyền: Bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể có liên quan đến gene di truyền.

– Ăn uống: Chế độ ăn uống không khoa học, dư thừa chất béo, dư thừa tinh bột khiến cho tuyến tụy phải làm việc hết công suất, gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng.

– Lười vận động: Lười vận động cũng là một trong những nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 2. Một khi cơ thể nạp vào quá nhiều chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng dư thừa, khi đó tuyến tụy nhận nhiệm vụ sản xuất insulin nhiều hơn để đưa glucose vào tế bào, chuyển hóa thành năng lượng. Làm việc quá tải trong một thời gian dài sẽ khiến tuyến tụy bị suy yếu, dần dần mất khả năng sản xuất insulin.

– Béo phì: Đối với những người béo phì, trong cơ thể xuất hiện trạng thái bệnh lý đặc thù gọi là chất đề kháng insulin. Sau một thời gian dài tuyến tụy phải hoạt động quá mức khiến cho chức năng sản xuất insulin bị suy giảm, dẫn đến tình trạng thiếu insuslin.

– Stress: Tình trạng stress kéo dài cũng có thể khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn. Mặt khác, một số loại thuốc điều trị về thần kinh, nhất là do stress tâm lý có thể là yếu tố nguy cơ tiểu đường.

-Hút thuốc lá: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người không hút thuốc 14%. Khói thuốc ảnh hưởng đến tình trạng kháng insulin cũng như giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.

Triệu chứng bệnh tiểu đường

– Chậm lành vết loét hoặc bị nhiễm trùng thường xuyên: Bệnh tiểu đường týp 2 ảnh hưởng đến khả năng chữa lành và chống nhiễm trùng của bạn.

– Mệt mỏi: Nếu tế bào của bạn đang bị thiếu đường, bạn có thể trở nên mệt mỏi và cáu kỉnh.

– Nhanh đói: Nếu không có đủ insulin để chuyển đường vào các tế bào, cơ bắp và các cơ quan của cơ thể trở nên cạn kiệt năng lượng. Điều này gây nên đói cồn cào.

– Khát nước và đi tiểu thường xuyên: quá nhiều đường trong máu khiến chất dịch bị đẩy ra ngoài mô. Do đó bạn có thể có cảm giác khát. Kết quả là, bạn có thể uống và đi tiểu nhiều hơn bình thường.

– Nhìn mờ: Nếu lượng đường trong máu quá cao, chất dịch có thể bị đẩy ra khỏi thủy tinh thể. Điều này thể ảnh hưởng đến tiêu điểm của bạn.

– Mảng da sẫm màu: Một số người bị tiểu đường týp 2 có các mảng da màu tối, da thẫm ở chỗ nếp gấp, thường là ở nách và cổ. Tình trạng này cũng được gọi là chứng gai đen, có thể là dấu hiệu kháng insulin.

– Giảm cân: Mặc dù người bệnh cần ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm cơn đói nhưng họ vẫn thể bị sút cân. Nếu không có khả năng chuyển hóa glucose, cơ thể sử dụng nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong cơ và chất béo. Năng lượng bị mất là glucose dư thừa được giải phóng trong nước tiểu.

Biến chứng của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường phát triển khá “thầm lặng” với những dấu hiệu tương đồng nhiều bệnh khác, khiến người mắc phải đôi khi rất khó nhận ra. Khi đã mắc bệnh, sức khoẻ và tinh thần của người bệnh sẽ bị sụt giảm nhanh chóng, kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • Bệnh tim mạch

Theo thống kê của Chương trình phòng ngừa bệnh tiểu đường Quốc gia, trên 65% số ca tử vong ở người bệnh tiểu đường là do bệnh tim mạch và đột quỵ. Lượng đường trong máu cao làm tăng sự lắng đọng mỡ ở thành mạch và chậm dòng chảy của máu. Từ đó khiến các mạch máu bị hẹp không thể bơm đủ máu đến tim, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

  • Suy thận

Người bị bệnh tiểu đường thường có lượng đường trong máu cao – nguyên nhân gây tổn thương các tế bào vi mạch thận, làm rối loạn chức năng lọc của thận và bài tiết nước tiểu, dẫn đến các vấn đề về thận. Nếu để lâu không chữa trị kịp thời, bệnh nặng dần sẽ dẫn đến suy thận và hủy hoại chức năng thận. Dó đó, bạn cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu và huyết áp.

  • Bệnh về mắt

Người bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh võng mạc mắt cao hơn. Nguyên nhân là lượng đường huyết trong máu cao làm cho các mạch máu bị nhỏ lại, võng mạc bị tắc nghẽn, có thể bị vỡ gây tấy đỏ và sưng ứ gây ra tổn thương mắt. Ngoài ra, bệnh cũng làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và thậm chí dẫn đến mù lòa.

  • Bệnh thần kinh

Tổn thương hệ thống thần kinh là biến chứng đa số người bệnh tiểu đường mắc phải. Lượng đường trong máu quá cao sẽ dẫn đến tổn thương những mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh. Vì vậy, các dây thần kinh không nhận được đủ chất dinh dưỡng và oxy. Từ đó dẫn đến yếu cơ, thay đổi cảm giác, tê bì hoặc kim châm chủ yếu ở các ngón tay.

  • Chậm lành vết thương

Lượng đường cao trong máu làm cho các mạch máu hẹp và cản trở lưu thông máu, dẫn đến các vết thương khó lành hơn. Ngoài ra, bệnh tiểu đường có thể là làm cho dây thần kinh bị tê liệt, dẫn đến vết thương bị bị lở loét và nhiễm trùng nặng hơn. Vì vậy, người bệnh mất một khoảng thời gian dài bất thường mới có thể chữa lành vết thương.

Bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị tiểu đường với mục đích nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, cân bằng đủ cả về số lượng và chất lượng để có thể điều chỉnh tốt đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn, đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khoẻ để hoạt động và công tác phù hợp với từng cá nhân.

-Ăn nhiều rau xanh và trái cây: Rau xanh, trái cây là những nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất tự nhiên dồi dào. Đồng thời, đây cũng là những loại thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa, hợp chất phytochemical cao, có công dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch cơ thể.

Các loại rau củ như mù tạt xanh, củ cải, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina,… là những loại thực phẩm lý tưởng dành cho người bệnh tiểu đường. Các thực phẩm này có chứa hàm lượng chất carbohydrat và calo thấp.

Các loại trái cây tươi chứa ít đường như bưởi, cam, quýt, táo,… là món ăn cung cấp rất nhiều vitamin tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Mặc dù trái cây có thể cung cấp cho bệnh nhân lượng đường nhất định nhưng đó là loại đường chậm (tức là đường cần phải trải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào trong cơ thể) nên sẽ giúp cho lượng đường ở trong máu không quá cao hay quá thấp, đồng thời còn cung cấp thêm chất xơ có ích và chất khoáng chứa vcom hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.

-Chất đạm: Người bệnh nên sử dụng các loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò bởi trong chúng chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có khả năng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường ở trong máu, ngoài ra còn công dụng chống ung thư.

-Chất béo tốt: Nguồn chất béo có bên trong quả bơ, quả hồ đào, hạnh nhân, quả óc chó, dầu đậu phộng, dầu oliu sẽ giúp ích cho việc giảm nồng độ cholesterol trong máu. Người bệnh tiểu đường nên sử dụng chúng thay thế cho chất béo có nguồn gốc từ động vật. Tuy nhiên, với dầu ô liu thì chú ý nên sử dụng ở nhiệt độ thường, không nên chế biến trong nền nhiệt độ cao, vì chúng có thể sinh thêm nhiều chất độ hại cho cơ thể.

-Ăn cá ít nhất 2 lần/tuần: Cá là nguồn cung cấp ra chất béo và chất đạm thay thế cho thịt rất tốt. Các loại cá nhưcá ngừ,cá mòi, cá hồi, cá thu rất giàu axit béo Omega-3 không những tốt cho người mắc bệnh tiểu đường mà còn có lợi ịch lớn cho sức khỏe tim mạch. Bạn nên chế biến cá ở dạng hấp, súp, nấu không nên chế biến cá bằng cách rán hoặc chiên mỡ.

Cách chữa bệnh tiểu đường

Nhìn chung để có thể chữa trị căn bệnh tiểu đường người bệnh chỉ cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng là có thể điều trị căn bệnh này. Tuy nhiên đối với một vài trường hợp thì cần phải kết hợp thêm một vài biện pháp Đông Y, Tây y và một số các mẹo dân gian khác nhằm làm giảm được chỉ số đường huyết trong máu của cơ thể người bệnh.

Phương pháp y học hiện đại

Insulin: Đây là chỉ định bắt buộc đối với tiểu đường type 1, tiểu đường thai kỳ, tiểu đường type 2 có mức đường huyết quá cao, nguy cơ gây biến chứng cấp tính hoặc người suy gan, suy thận nặng.

Thuốc uống hạ đường huyết: Thuốc được chỉ định sau khi chế độ ăn và vận động thể lực kiểm soát đường huyết áp dụng thất bại. Các thuốc được chia theo nhóm công dụng như chậm hấp thu glucose, kích thích bài tiết insulin, tăng tác dụng glucose, giảm tân tạo glucose, giảm đề kháng insulin. Lưu ý vẫn phải kết hợp dùng thuốc với chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp.

Phương pháp y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền, không có bệnh danh tiểu đường. Các biểu hiện khi đường huyết trong máu tăng như khát nước, uống nhiều, tiểu nhiều, mau đói, thèm ăn… được mô tả trong chứng tiêu khát và chia thành các thể bệnh: phế âm hư, vị âm hư, thận âm hư, thận dương hư.

Phép trị chung là lấy dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân dịch làm cơ sở. Một số bài thuốc cổ phương chữa bệnh tiểu đường được nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm sàng có tác dụng giảm và ổn định đường huyết như Lục vị tri bá, Lục vị kỹ cúc, Thiên vương bổ tâm, Tiêu khát phương.

Trên lâm sàng, thầy thuốc điều trị chú ý các thể bệnh thiên về chủ chứng, mà gia giảm các dược liệu theo cơ sở tác dụng nêu trên. Bên cạnh đó, người thầy thuốc y học cổ truyền còn lưu tâm đến các triệu chứng và biến chứng kèm theo để phối hợp các vị thuốc. Y học cổ truyền chú trọng phải đảm bảo an toàn cho người bệnh khi sử dụng thường xuyên, lâu dài.

Dược liệu điều trị tiểu đường và các triệu chứng kèm theo khá phong phú như khổ qua, mạch môn, dây thìa canh, chè đắng, hoàng kỳ, giảo cổ lam, ngũ vị tử, thục địa, câu kỷ tử, phục linh, hoài sơn… Tùy theo tình trạng bệnh nhân mà phối hợp và cân chỉnh liều lượng.

Y học cổ truyền còn có phương pháp châm cứu ấn huyệt, giúp kích thích một số huyệt vị, kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Chữa tiểu đường bằng thuốc dân gian

Đây là những bài thuốc rất dễ thực hiện, nguyên liệu làm nên những bài thuốc này có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên và các bạn có thể thấy chúng ở xung quanh mình hoặc mua ngoài chợ với chi phí rất thấp.

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng lá ổi

Bài thuốc 1: sử dụng lá ổi non

– Bạn nấu 100gr lá ổi non và lấy nước uống hàng ngày.

– Đối với lá ổi loại khác bạn nên sử dụng 30gr sắc nước để uống thay trà.

Nấu nước lá ổi chữa bệnh tiểu đường để uống hàng ngày rất tốt cho ổn định đường huyết.

Bài thuốc 2: Uống nước lá ổi non + sa kê + đậu bắp tươi

Lá ổi khi kết hợp với các loại thực phẩm khác cũng rất hiệu quả phòng và chữa bệnh tiểu đường.

– 50gr lá ổi non

– 100gr mỗi loại lá sa kê, đậu bắp tươi

Tất cả cho và nồi nước và đun sôi, lấy nước uống mỗi ngày

Chữa tiểu đường bằng mướp đắng

Mướp đắng rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là người mắc tiểu đường tuyp 2. Với vị đắng, tính hàn, mướp đắng có lợi trong việc giải độc gan. Hơn nữa, trong mướp đắng có rất nhiều vitamin như vitamin B1, B2, vitamin C cùng các loại muối khoáng cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường.

– Ép mướp đắng tươi, mỗi ngày uống 1 cốc sẽ giúp giảm đường huyết trong máu.

– Hoặc dùng mướp đắng để chế biến thành các món ăn hàng ngày như mướp đắng xào trứng, mướp đắng xào thịt nạc, vừa tốt cho sức khỏe lại chữa tiểu đường hữu hiệu.

– Nếu không có điều kiện dùng mướp đắng tươi, có thể dùng mướp đắng khô đun uống hàng ngày thay nước lọc.

Chữa tiểu đường bằng lá xoài

Lá xoài có tác dụng hạ đường huyết và giúp phòng các biến chứng ở mắt và mạch máu do bệnh tiểu đường gây ra.

– Lấy khoảng 5 lá xoài non đem thái nhỏ cho vào cốc, đổ nước sôi vào rồi để qua đêm sáng hôm sau lọc lấy phần nước uống vào buổi sáng khi chưa ăn sáng.

– Nếu khó kiếm lá xoài tươi thì có thể dùng lá xoài khô được phơi trong bóng râm, nghiền thành bột, uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê bột lá xoài pha với 1 cốc nước đầy, uống vào buổi sáng và tối.

Bên trên là những chia sẻ của mình về căn bệnh tiểu đường. Hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này từ đó có những biện pháp chữa trị bệnh đạt hiệt quả tốt nhất!

   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.