Khi nào thì cơ thể phải bổ sung thêm sắt ?

     Mọi người đều biết sắt là khoáng chất quan trọng với cơ thể nhưng lại không biết khi nào thì cần bổ sung và bổ sung như thế nào ?

1. Vai trò của sắt đối với cơ thể

     Hầu hết sắt trong cơ thể được kết hợp với hemoglobin mang oxy trong máu và myoglobin trong cơ bắp. Mọi tế bào sống đều có chứa sắt và cần chúng để hoạt động. Sắt cũng được lưu trữ trong gan, lá lách và tủy xương.

Không có sắt, các tế bào của bạn sẽ bị thiếu oxy. Từ đó dẫn đến não và cơ bắp không hoạt động và hệ thống miễn dịch của bạn sẽ bị suy yếu. Tuy nhiên cần phải xem cơ thể bạn có đang thực sự cần bổ sung sắt hay không?

http://thuocngoaitot.com/

2. Những ai nên bổ sung sắt?

    Khi cơ thể bị thiếu hụt nguồn cung cấp một lượng sắt trong một thời gian dài có thể làm cạn kiệt các hàm lượng sắt dự trữ, đặc biệt là nếu cơ thể bạn bị mất máu như trong thời kỳ kinh nguyệt. Khi tình trạng thiếu sắt mới bắt đầu thường không có triệu chứng. Nhưng khi việc thiếu sắt trở nên tồi tệ hơn, thiếu máu do thiếu sắt toàn phần có thể phát triển, với các triệu chứng như:

  • Cơ thể cảm thấy yếu đuối, khó thở.
  • Người gầy gò, chán ăn.
  • Khả năng học tập giảm sút và mất tập trung.
  • Tăng khả năng nhiễm bệnh

    Ngay cả khi có chế độ ăn uống lành mạnh, những đối tượng sau vẫn nằm trong nhóm có nguy cơ thiếu và cần bổ sung sắt:

  • Phụ nữ tiền mãn kinh, đặc biệt là những người bị chảy máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt.
  • Phụ nữ mang thai là những người có nhu cầu sắt cao hơn cả. Điều này là bởi vì nhu cầu tăng sản xuất máu của người mẹ và nhu cầu về lượng sắt của thai nhi và nhau thai.
  • Những người ăn kiêng. Càng ăn ít, bạn càng dễ dàng bị thiếu chất sắt, đặc biệt là phụ nữ và những người ăn chay.
  • Vận động viên chạy đường dài và các vận động viên sức bền khác. Đây là những đối tượng cần bổ sung sắt do các hoạt động cường độ cao có thể gây ra sự phá hủy các tế bào hồng cầu.
  • Trẻ em và thanh thiếu niên là những người cần nhiều chất sắt hơn để hỗ trợ tăng trưởng nhanh chóng. Sự thiếu hụt sắt có thể làm giảm khả năng học tập của chúng.
  • Những người dùng thuốc ức chế bơm proton và thuốc chẹn H-2 cho bệnh trào ngược. Những loại thuốc này làm giảm sự hấp thụ của ruột một số chất dinh dưỡng trong cơ thể, bao gồm cả sắt.

3. Những ai không nên bổ sung sắt?

Nhìn chung, những đối tượng sau đây không cần bổ sung sắt:

  • Phụ nữ mãn kinh không cần bổ sung sắt. Dữ liệu từ các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng phụ nữ tiền mãn kinh có khả năng thiếu sắt và tỷ lệ mắc bệnh tim khá thấp. Tuy nhiên sau khi mãn kinh, khi kinh nguyệt chấm dứt, phụ nữ mãn kinh không cần bổ sung sắt và nguy cơ mắc bệnh tim cao lên. Điều này cho thấy rằng hàm lượng sắt cao hơn có thể là một yếu tố làm tăng tỷ lệ bệnh tim gặp ở phụ nữ mãn kinh.
  • Nam giới không cần bổ sung sắt, trừ khi họ có tình trạng gây mất máu mãn tính.
  • Những người bị bệnh hemochromatosis đặc biệt nên tránh tình trạng dư thừa sắt. Sự rối loạn di truyền này gây ra sự hấp thụ quá mức và lưu trữ sắt. Nếu không được điều trị, bệnh hemochromatosis dẫn đến các tình trạng như cảm thấy cơ thể yếu, đau đầu, sạm da, rối loạn chức năng tình dục, đau khớp và có thể dẫn đến tiểu đường, viêm khớp, bệnh gan, suy tim.

4. Bổ sung sắt từ đâu?

    Nếu bạn cần phải bổ sung sắt, duy trì một chế độ ăn giàu chất sắt đặc biệt quan trọng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày là một ý tưởng tuyệt vời. Ngoài ra, bạn có thể uống các loại vitamin tổng hợp có chứa sắt.

  • Chất sắt trong thịt, gia cầm và cá (sắt heme) được cơ thể hấp thụ tốt nhất. Các loại đậu (đậu khô, đậu lăng và đậu Hà Lan), ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, và một số loại rau cũng cung cấp sắt, nhưng ở dạng nonheme, cơ thể ít hấp thu hơn.
  • Tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C như trái cây có múi và khoai tây có múi cùng lúc với nguồn chất sắt thực vật giúp tăng cường hấp thu sắt. Nấu thực phẩm có tính acid, chẳng hạn như cà chua, trong nồi sắt cũng sẽ làm tăng hàm lượng sắt hấp thụ.
  • Cần ăn nhiều trái cây và rau quả hàng ngày do chúng có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Một số nhà nghiên cứu cho rằng chất chống oxy hóa có thể giúp chống lại hoạt động của các gốc tự do liên quan đến sắt.
  • Bổ sung các chế phẩm sắt thông qua việc uống sắt dạng viên nén hay dung dịch lỏng như: Ferrous sulfate; ferrous gluconate; ferrous fumarate

  • Với lượng sắt liều cao, bạn nên uống tham khảo ý yến của bác sĩ. Bởi liều lượng cao quá cũng gây những ảnh hưởng không tốt đối với cơ thể.
   

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.