Dịch viêm phổi lạ tại Trung Quốc khiến nhiều nước châu Á cảnh giác

Dịch viêm phổi lạ tại Trung Quốc khiến nhiều nước châu Á cảnh giác
VOV – nguồn Baomoi.com 07/01/2019
Trung Quốc thông báo có 59 người đang được điều trị một căn bệnh viêm phổi lạ, trong đó có 11 người rơi vào tình trạng nguy kịch.
Hiện các nhà chức trách Trung Quốc vẫn chưa xác định được chủng loại virus, khiến nhiều quốc gia châu Á phải khẩn trương đưa ra biện pháp đề phòng.

Trung Quốc đang bị ảnh hưởng bởi căn bệnh viêm phổi lạ. Ảnh: AFP.

Theo giới chức y tế thành phố Vũ Hán, tất cả các bệnh nhân đang được điều trị và không có trường hợp tử vong nào được báo cáo. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các triệu chứng của viêm phổi chủ yếu là sốt với một số bệnh nhân khó thở và chụp X quang ngực cho thấy các tổn thương xâm lấn cả hai phổi.

http://thuocngoaitot.com/

Dịch bùng phát vào cuối tháng 12/2019, khiến Trung Quốc lo ngại về nguy cơ quay trở lại của dịch SARS, một bệnh hô hấp do virus cấp tính lần đầu tiên được báo cáo ở nước này vào năm 2002 đã gây ra một đại dịch lan ra khắp châu Á. Tuy nhiên giới chức y tế Vũ Hán hôm qua đã loại trừ khả năng SARS, hội chứng hô hấp cấp Trung Đông (MERS) và cúm gà.

Truyền thông địa phương cho biết, nhiều bệnh nhân đều làm việc tại một khu chợ hải sản, làm dấy lên mối lo ngại virus có thể truyền từ động vật sang người. Ngoài hải sản tươi sống, đây còn là nơi bán gia cầm, thỏ và một số động vật hoang dã khác. Khu chợ này đã được đóng cửa và khử trùng từ ngày 1/1 vừa qua. Giáo sư David Hui Shu-cheong, một chuyên gia về hô hấp tại Đại học Hong Kong cho rằng có khả năng dịch mới bùng phát do “viêm phổi siêu vi hoàn toàn mới”. Hiện chưa có dấu hiệu nhiễm bệnh từ người sang người và những nhân viên y tế có tiếp xúc với bệnh nhân vẫn an toàn.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết chưa có khuyến nghị hạn chế du lịch hoặc thương mại nào đối với Trung Quốc dựa trên thông tin hiện có về vấn đề này. Tuy nhiên lo ngại loại viêm phổi lạ, các nước và vùng lãnh thổ đang tăng cường biện pháp để ngăn ngừa dịch lan rộng.

Đài Loan (Trung Quốc) tăng cường các biện pháp bằng cách liên tục cập nhật các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh viêm phổi, để có biện pháp xử lí thích hợp. Hong Kong cũng nâng cấp độ cảnh báo lên mức “nghiêm trọng” – mức cao thứ 2 trong hệ thống 3 mức cảnh báo y tế. Sân bay, nhà ga Hong Kong đang tăng cường các biện pháp kiểm soát người đến đặc khu này.

Người đứng đầu chính quyền Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết: “ Để giải quyết mối lo ngại của cộng đồng, tôi yêu cầu tất cả các cơ quan liên quan tăng cường biện pháp, đặc biệt tại bến tàu cao tốc West Kowloon. Các chốt an ninh cũng được thiết lập để kiểm tra nhiệt độ cơ thể của tất cả hành khách trên các tuyến tàu đến Hong Kong từ Vũ Hán- nơi phát sinh nguồn gốc bệnh dịch”.

   

Tại Singapore, du khách từ Trung Quốc cũng được yêu cầu kiểm tra nhiệt độ ngay tại sân bay. Tại Hàn Quốc, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh quốc gia đã thành lập một đội đặc nhiệm kiểm dịch và cảnh báo du khách đến Vũ Hán không được chạm vào động vật hoang dã hoặc gia cầm hoặc ghé thăm các chợ địa phương./.

Phạm Hà/VOV1 (tổng hợp) – baomoi.com

 

 

 

 

 

 

Suy giảm trí nhớ ở người trẻ

Ngày nay, cuộc sống với vật chất đầy đủ đôi khi không còn quan trọng bằng có một tinh thần thoải mái, tỉnh táo, không stress, mệt mỏi. Suy nghĩ nhiều làm đầu óc căng thẳng thiếu tập trung, hay áp lực stress căng thẳng là những dấu hiệu cho thấy não bộ đang hoạt động kém hiệu quả. Điều này dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng trong đó có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đó là suy giảm trí nhớ.

Nhiều người cho rằng suy giảm trí nhớ là căn bệnh chỉ xảy ra của người già. Tuy nhiên, trên thực tế các tế bào thần kinh đã bắt đầu bị thoái hóa từ độ tuổi đôi mươi. Hiện nay, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh suy giảm trí nhớ ngày càng cao, quên từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn.

Những nguyên nhân dẫn đến việc suy giảm trí nhớ

  1. Trầm cảm và stress

Cuộc sống nhiều áp lực căng thẳng, công việc bề bộn, áp lực học hành, môi trường ô nhiễm, thiếu ngủ thường xuyên là nguyên nhân dễ dẫn đến stress và stress khiến cho người ta mất tập trung nhất. Stress tác động trực tiếp lên trung tâm thần kinh nhận thức và ảnh hưởng đến khu vực nhận thức ở não làm giảm tốc độ phản ứng với sự vật, khiến con người khó tập trung suy nghĩ, dễ phân tán tư tưởng và giải quyết vấn đề chậm chạp. Do đó nếu cuộc sống của bạn có quá nhiều căng thẳng lo âu hay thiếu ngủ, áp lực thì bạn nên nghỉ ngơi thư giãn để cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, mất tập trung này.

2.Thiếu ngủ, mất ngủ thường xuyên

Ngủ đủ giấc có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, nó giúp cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng và đào thải độc tố. Khi ngủ sóng não sẽ được tạo ra để lưu trữ các thông tin và chuyển thông tin đó đến võ não trước trán (là nơi lưu trữ ký ức). Khi ngủ không đủ giấc thì những ký ức không di chuyển về phía vỏ não trước trán nên gây ra tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn, mau quên.

Mất ngủ trong thời gian ngắn hay dài thì cũng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống

Tùy theo nhu cầu mỗi người mà thời gian ngủ có thể ít hơn hoặc nhiều hơn bình thường nhưng thời gian ngủ trung bình là 7-8 tiếng mỗi đêm. Quan trọng hơn cả là chất lượng giấc ngủ phải đáp ứng được các yếu tố như: Đủ giờ, đủ sâu, sáng dậy tỉnh táo không mệt mỏi. Cơ thể sẽ gây nên tình trạng mệt mỏi, ủ rũ, lờ đờ nếu không được ngủ đủ giấc. Không những thế mất ngủ lâu ngày còn dễ dẫn đến trầm cảm, dễ cáu gắt, không tập trung, suy giảm trí nhớ, hay quên.

Dù là mất ngủ đau đầu trong thời gian ngắn hay dài thì cũng ảnh hưởng đến khả năng làm việc và chất lượng cuộc sống. Do đó muốn có một giấc ngủ ngon thì chúng ta nên loại bỏ những áp lực, căng thẳng trong cuộc sống, ăn uống, vận động khoa học, không dùng chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá.

Khi bạn ngủ đủ giấc thì các cơ quan não bộ sẽ được phục hồi, căng thẳng và stress cũng được giải tỏa, các nguy cơ tổn thương não, đột quỵ não cũng được giảm tối đa.

3.Làm quá nhiều việc cùng lúc

Khi phải làm quá nhiều việc cùng lúc sẽ khiến bộ não bị quá tải và đó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng hay quên ở người trẻ. Để hạn chế tình trạng hay quên do nguyên nhân này thì bạn nên tập trung làm tốt một việc một lúc. Ghi các điều cần làm ra một quyển sổ để thực hiện công việc một cách tuần tự.

4.Dinh dưỡng không đầy đủ

Não bộ sẽ hoạt động tốt nhất nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Thiếu máu hay thiếu sắt gây nên các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, xanh xao cùng với áp lực trong công việc và cuộc sống sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ.

Ngoài ra thiếu hụt hai vitamin nhóm B là vitamin B1 và vitamin B12 sẽ gây nên ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ. Do vitamin B1 có tác dụng làm cho hệ thần kinh hoạt động bình thường, giúp duy trì việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh có tác động đến tâm trạng, trí nhớ, sự chuyển động và suy nghĩ của con người. Khi thiếu hụt vitamin B1 sẽ gây ra hội chứng Wernike-Korsakoff là một loại rối loạn thần kinh dẫn đến mất trí nhớ ngắn hạn, hoặc dài hạn.

http://thuocngoaitot.com/

Giải pháp hữu hiệu cho tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ

Để phòng ngừa và điều trị hiệu quả tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ, cần quan tâm ở nhiều khía cạnh như: thay đổi lối sống, tăng cường rèn luyện và tư duy, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, bổ sung sản phẩm tăng cường tuần hoàn não.

1.Tập thể dục

Hoạt động thể lực chính là biện pháp đốt cháy stress, vì chúng cho tim tăng cung lượng máu tới não và các phủ tạng, khiến tinh thần phấn chấn, sảng khoái.

Ngoài ra đọc sách báo, chơi các trò chơi trí tuệ như ô chữ, cờ tướng, cờ vua, học ngoại ngữ hay chơi một loại nhạc cụ nào đó cũng là một trong những biện pháp tốt nhất để cải thiện sức khỏe não bộ.

2.Thực phẩm

Một số thực phẩm giúp cải thiện bệnh đãng trí như: óc lợn, trứng chim bồ câu, trứng cút, các loại quả mọng, cá hồi, cà chua, bông cải xanh, củ cải đường, cam, nho, cherry, kiwi, gấc. Đó là những thực phẩm giầu dinh dưỡng, tốt cho người bị suy giảm trí nhớ và suy nhược thần kinh.

Ngoài ra bạn nên tránh sử dụng những chất kích thích như: rượu bia, chất kích thích, chất gây nghiện vì những chất này sẽ khiến trí nhớ bị tổn thương dần dần.

Một số viên uống bổ trợ não và trí nhớ

Bên cạnh việc bổ sung từ nguồn thực phẩm thì bạn nên bổ sung thêm các chất bổ trợ từ thực phẩm chức năng.

L-theanine 

L-theanine của Puritan’s Pride là một loại acid amin cung cấp cho não các dưỡng chất cải thiện chức năng cho não giúp tư duy tốt hơn và suy nghĩ tích cực hơn. Viên uống được rất nhiều người tin dùng.

Sau khi uống L-theanin Puritan’s Pride sẽ lập tức tạo hiệu quả tức thì khiến đầu óc tỉnh táo, minh mẫn và tập trung làm việc đạt hiệu quả cao.

Viên uống Neuro-Ps (Phosphatidylserine)

Viên uống Neuro-Ps (Phosphatidylserine) của thương hiệu Puritan’s Pride giúp bổ sung lượng Phosphatidylserine thiết yếu, hỗ trợ vượt bậc trong việc tăng cường trí nhớ, khả năng và mức độ tập trung, giảm đau cơ.

Ginkgo Biloba Standardized Extract

Ginkgo biloba giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn máu, hay đau đầu chóng mặt. Nó có thể hoạt động như một chất chống oxy hóa để làm chậm bệnh Alzheimer và hỗ trợ các vấn đề về trí nhớ và thiếu tập trung.Bảo vệ tế bào thần kinh trong trường hợp thiểu năng tuần hoàn não hay tiếp xúc với chất gây ngộ độc thần kinh.

   

Bổ sung vitamin cho phụ nữ thời kì tiền mãn kinh

Phụ nữ từ 50 trở đi thường ở giai đoạn tiền mãn kinh và ở giai đoạn này, các chị em thường gặp những triệu chứng như mất ngủ, bốc hỏa,… dẫn đến mệt mỏi khó chịu ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Để giảm nhẹ triệu chứng khó chịu và cải thiện sức khỏe cần bổ sung thêm các loại vitamin cần thiết.

Sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh

Thời kỳ mãn kinh là thời điểm phụ nữ ngưng có chu kỳ kinh nguyệt. Đó là một giai đoạn sinh lý bình thường ở phụ nữ. Trước thời kỳ mãn kinh, cơ thể phụ nữ sản xuất hormone estrogen ít dần. Giai đoạn chuyển tiếp giữa thời kỳ trong độ tuổi sinh sản sang thời kỳ mãn kinh được gọi là giai đoạn tiền mãn kinh. Trong giai đoạn tiền mãn kinh, chị em thường phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu bao gồm:

  • Bốc hỏa
  • Mất ngủ
  • Tăng cân
  • Khô âm đạo
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Thay đổi tâm trạng
  • Giảm ham muốn tình dục

Một số phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh nhẹ nhàng và chỉ gặp phải một số triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ phải trải qua những triệu chứng nghiêm trọng hơn. Hàm lượng estrogen giảm xuống làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương, bệnh tim mạch và tiểu không tự chủ ở phụ nữ tiền mãn kinh.

Các loại vitamin tốt cho phụ nữ tiền mãn kinh

1. Vitamin A

Vitamin A là tên của một nhóm các hợp chất gọi là retinoid. Tiền thân của vitamin A là retinol được dự trữ trong gan.

Tiền thân của vitamin A có trong một số loại thực phẩm như gan động vật, thực phẩm, sản phẩm giúp bổ sung vitamin A. Một số loại trái cây và rau xanh giàu beta – caroten cũng là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào cho cơ thể.

Vitamin A là vitamin thiết yếu đối với hệ xương, vì vậy phụ nữ tiền mãn kinh nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A vào chế độ ăn hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ bị loãng xương. Vitamin A có thể giúp duy trì hệ xương sau thời kỳ mãn kinh. Bạn có thể bổ sung vitamin A từ beta – caroten thông qua các loại rau quả có màu cam và màu vàng.

Nếu muốn uống bổ sung vitamin A, phụ nữ tiền mãn kinh nên hỏi ý kiến bác sĩ và không nên bổ sung vitamin A quá 5.000 IU/ngày.

2. Vitamin B12

Trong thời kỳ mãn kinh, phụ nữ có thể bị thiếu vitamin B12 gây nên chứng mất ngủ. Phụ nữ trên 50 tuổi cần bổ sung 2,4mcg vitamin B12 mỗi ngày. Phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh có thể cân nhắc bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin B12 vào chế độ ăn hàng ngày như gan, cá thu, cá mòi, cá hồi, thịt đỏ và sữa.

3. Vitamin B6

Vitamin B6 giúp hỗ trợ sản sinh chất dẫn truyền tín hiệu não có tên serotonin. Hàm lượng serotonin giảm khi phụ nữ có tuổi. Sự suy giảm hàm lượng serotonin có thể là nguyên nhân gây ra triệu chứng phổ biến trong thời kỳ mãn kinh là trầm cảm và thay đổi tâm trạng. Phụ nữ tiền mãn kinh nên bổ sung vitamin B6 trong và sau khi đã mãn kinh để ngăn ngừa các triệu chứng như trầm cảm, thiếu sinh lực do thiếu hụt serotonin.

Liều dùng vitamin B6 khuyến cáo cho phụ nữ từ 19 tuổi trở lên là 100 mg/ngày.

4. Vitamin D

Vitamin D rất cần thiết cho sức khỏe của hệ xương. Sự thiếu hụt vitamin D có thể làm tăng nguy cơ gãy xương, đau xương và nhuyễn xương. Phụ nữ tiền mãn kinh, đặc biệt là những người thường xuyên ở trong nhà hoặc ít có cơ hội tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có nguy cơ bị thiếu vitamin D. Để da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời là cách tự nhiên và tốt nhất để bổ sung vitamin D cho cơ thể.

Nhu cầu vitamin D đối với phụ nữ 19 – 50 tuổi là 600IU/ngày và đối với phụ nữ trên 50 tuổi là 800IU/ngày.

5. Vitamin E

Vitamin E là một chất chống oxy hóa giúp chống lại tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra và chống viêm. Stress có thể gây phá hủy tế bào và tăng nguy cơ trầm cảm, bệnh tim mạch và tăng cân. Đây là những triệu chứng phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh. Nghiên cứu cho thấy vitamin E giúp giảm stress, giảm stress oxy hóa tế bào và có thể giúp giảm nguy cơ bệnh trầm cảm. Một số loại thực phẩm giàu vitamin E bao gồm mầm lúa mì, hạnh nhân, trái bơ, bông cải xanh, động vật có vỏ, bí đao, hạt hướng dương…

Phụ nữ tiền mãn kinh nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin E hoặc uống vitamin E theo hướng dẫn của bác sĩ, liều dùng ít nhất 15mg vitamin E mỗi ngày.

Các chị em có thể cung cấp các loại vitamin trên từ các nguồn thực phẩm nhưng để có thể cung cấp một cách dầy đủ đúng liều lượng bạn nên sử dụng viên uống vitamin tổng hợp dành riêng cho phụ nữ ở thời kì tiền mãn kinh.

Viên uống bổ sung vitamin Ultra Woman™ 50 Plus Daily Multi-Vitamin của Puritan’s Pride là một gợi ý tuyệt vời cho sức khỏe của bạn.

Ultra Woman™ 50 Plus Daily Multi-Vitamin  

  • Bổ sung các loại vitamin cần thiết cho phụ nữ tiền mãn kinh
  • Hỗ trợ xương chắc khỏe
  • Hỗ trợ da, tóc, móng
  • Tăng cường sản xuất và chuyển hóa năng lượng
   

Thoái hóa điểm vàng mắt và cách phòng chống

Con người có thể cảm nhận cuộc sống muôn màu muôn vẻ thông qua đôi mắt là nhờ vào võng mạc và phần trung tâm võng mạc chính là điểm vàng. Nếu điểm vàng bị thoái hóa,chúng ta sẽ nhìn thấy mọi thứ xung quanh mờ nhạt và méo mó. Nếu không điều trị thích hợp và kịp thời thị lực sẽ bị suy giảm, thậm chí có thể dẫn đến mất thị lực.

Hãy cùng tìm hiểu về thoái hóa điểm vàng để có thể biết phòng tránh và điều trị phù hợp giúp đôi mắt khỏe mạnh nhé!

Bệnh thoái hóa điểm vàng là gì?

Điểm vàng là một bộ phận nằm tại vùng trung tâm võng mạc ở phần sau nhãn cầu, là nơi tập trung nhiều tế bào thần kinh, đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu nhận hình ảnh, đảm nhận tới 90% thị lực. Điểm vàng giúp nhận biết màu sắc, độ sắc nét của hình ảnh.

Bệnh thoái hóa điểm vàng (THĐV) hay còn gọi là bệnh thoái hóa hoàng điểm, là sự thoái hóa của tế bào điểm vàng khiến cho mắt mất khả năng nhìn chi tiết ở vùng trung tâm thị giác dẫn đến giảm thị lực trung tâm làm cho hình ảnh được nhìn thấy bị mờ, phần chính giữa hình ảnh bị méo mó, biến dạng.

Qua ảnh hưởng của tuổi tác, chế độ dinh dưỡng, nếp sống và môi trường sống, điểm vàng có thể bị thoái hóa, dẫn đến thị lực của mắt sẽ suy giảm từ tạm thời đến vĩnh viễn.

Bệnh này có hai dạng: THĐV khô (chiếm 90%) và THĐV ướt (chiếm 10%). THĐV ướt tuy chiếm tỷ lệ thấp nhưng lại là nguyên nhân gây nên 90% tình trạng mất thị lực nặng ở một mắt trước.

http://thuocngoaitot.com/

Nguyên nhân thoái hóa điểm vàng

Nguyên nhân thoái hóa điểm vàng được xác định do nhiều yếu tố như: Tuổi, di truyền, giới tính, béo phì, hút thuốc hay các bệnh tim mạch.

Nguy cơ thoái hóa điểm vàng tăng theo lứa tuổi vì vậy người trung niên, người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đây của các nhà chuyên môn cho thấy ánh sáng xanh (có thể xuất hiện từ đèn led, tivi, điện thoại, máy tính…) cũng là tác nhân đẩy nhanh sự suy thoái điểm vàng. Với đặc tính là bước sóng ngắn, năng lượng cao những ánh sáng xanh này có thể tiếp cận giác mạc – đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng mù một phần hoặc toàn phần ở một số người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa điểm vàng

Triệu chứng của bệnh THĐV là bị mờ thị lực trung tâm. Do đó, bệnh thường có dấu hiệu giảm thị lực khi đọc sách, lái xe hay làm những công việc đòi hỏi tính tỉ mỉ, chính xác, hình ảnh trung tâm bị mờ, méo mó, biến dạng. Bệnh có thể xuất hiện ở cả hai mắt, ban đầu có thể bệnh xuất hiện ở một mắt trước.

Dấu hiệu của THĐV thể khô: THĐV thể khô chiếm khoảng 80-90% số trường hợp bị THĐV. Bệnh có thể xuất hiện và phát triển âm thầm 5-10 năm trước khi tình trạng suy giảm thị lực gây cản trở, khó khăn cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Dấu hiệu của THĐV thể ướt: Thị lực trung tâm của bệnh nhân sẽ đột nhiên xấu đi. Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng sau: hình ảnh quan sát được bị biến dạng: đường thẳng có thể xuất hiện gợn sóng hoặc thành đường cong; xuất hiện điểm mù ở thị giác trung tâm. Điểm mù ấy sẽ ngày càng trở nên lớn hơn nếu bệnh nhân không được điều trị sớm; nhìn thấy ảo giác.

Ở THĐV thể ướt, những thay đổi ở thị lực của bệnh nhân thường xảy ra đột ngột và nghiêm trọng.

Hãy phòng tránh trước khi quá muộn

Các biện pháp được áp dụng điều trị bệnh thoái hóa điểm vàng được các bác sĩ đánh giá chủ yếu vẫn là ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình tiến triển của bệnh như đưa thuốc đặc hiệu vào mắt để ngăn chặn sự phát triển của một số mạch máu bất thường hay phẫu thuật laser quang đông…

Theo thống kê của các nước trên thế giới thì thoái hóa điểm vàng là nguyên nhân gây mù lòa đứng thứ 3 sau bệnh đục thủy tinh thể và glaucoma. Hiện nay, chưa có loại thuốc nào ngăn ngừa được AMD. Vì vậy, chúng ta nên có biện pháp ngăn ngừa tình trạng mất thị lực bằng các cách bổ sung vitamin và có chế độ hoạt động, ăn uống hợp lý để bảo vệ đôi mắt.

Khuyến cáo của nhiều bác sĩ chuyên khoa mắt với những người hút thuốc nên ngừng thuốc, có chế độ ăn uống cân đối gồm nhiều vitamin, rau xanh và bảo vệ đôi mắt khỏi tia cực tím bằng cách đeo kính, đội mũ rộng vành. Còn với những người bận rộn, hoặc người cao tuổi, người thường xuyên phải tiếp xúc với ánh sáng xanh không có khả năng bổ sung các vitamin giúp nâng cao “sức khỏe” thị lực của đôi mắt bằng con đường ăn, uống thì hãy bổ sung bằng các sản phẩm, thực phẩm giàu vitamin giúp hỗ trợ thị lực cho đôi mắ và những sản phẩm này có nguồn gốc xuất xứ, được cơ quan y tế kiểm nghiệm và chứng nhận.

Viên uống hỗ trợ thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể Lutein Puritan’s Pride 20mg

Lutein và Zeaxanthin là hai loại carotenoit quan trọng, đó là các sắc tố được tạo ra bởi các loại thực vật tạo cho trái cây và rau quả có màu vàng đến đỏ.Khi chúng ta ăn thức ăn có lutein hoặc dùng lutein ở dạng bổ sung, nó dễ dàng di chuyển khắp cơ thể, đặc biệt là tới các phần của mắt là điểm vàng và thủy tinh thể. Với khả năng loại bỏ các gốc tự do, Luetin sẽ chống lại các tổn thương có thể gây ra cho mắt, bảo vệ cho đôi mắt luôn sáng khỏe.

Uống mỗi ngày 1 viên Lutein Puritan’s Pride 20mg với thành phần chứa cả Lutein và Zeaxanthin sẽ giúp bảo vệ võng mạc mắt và điểm vàng không bị tổn thương, chống oxy hóa, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến lão hóa mắt, tăng cường thị lực và cho đôi mắt khỏe mạnh.

   

 

Bổ sung dinh dưỡng cho người bị tiểu đường

Người bị tiểu đường thường phải có chế độ ăn kiêng các thực phẩm để tránh tăng lượng đường trong máu. Điều này dẫn đến tình trạng bị thiếu chất, khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng.

Duy trì một chế độ dinh dưỡng đảm bảo đầy đủ các loại vitamin thật sự là một thử thách đối với người tiểu đường. Vì vậy, cần phải bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp hoặc liệu pháp dinh dưỡng dành riêng cho người tiểu đường để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh.

Các loại vitamin cần thiết cho người bị tiểu đường

Vitamin là thành phần không thể thiếu để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Vitamin hoạt động như một hợp chất hữu cơ thiết yếu nhằm đảm bảo cơ chế hoạt động của các enzyme trong cơ thể. Sau đây là 6 loại vitamin cần quan tâm trong chế độ ăn của người tiểu đường.

1. Vitamin A

Vitamin A được biết đến nhiều nhất với vai trò giúp đôi mắt tiếp nhận ánh sáng, giúp bạn có thể nhìn thấy sự vật trong bóng tối. Bên cạnh đó, vitamin A còn có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng tế bào và mô khắp cơ thể, bảo vệ da và các mô khác khỏi bị nhiễm trùng. Vitamin A có trong các loại thực vật cũng có chức năng như một chất chống oxy hóa.

2. Vitamin B

Các vitamin B, gồm biotin, cholin, axit folic, niacin, axit pantothenic, B1, B2, B6, và B12, có liên quan đến quá trình chuyển hóa chất bột đường, chất béo, chất đạm và sản xuất năng lượng. Vì các vitamin B hoạt động cùng nhau nên bạn chỉ dùng một loại vitamin B đặc biệt khi có chỉ định từ bác sĩ.

Thiếu bất kỳ loại vitamin B nào đều có thể ảnh hưởng đáng kể đến cơ thể, theo Natural New.

3. Vitamin C

Vitamin C được biết đến với vai trò hỗ trợ chức năng miễn dịch. Đồng thời, vitamin C cũng giúp sản xuất collagen, giữ cho mao mạch và thành mạch máu vững chắc. Nhờ đó, vitamin C có thể ngăn ngừa vết thâm tím, giữ cho da và mô nướu lành mạnh, và giúp cơ thể hấp thụ các nguồn thực vật có chứa sắt.

http://thuocngoaitot.com/

4. Vitamin D

Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ cả canxi và phốt pho. Ngoài việc hấp thụ vitamin D từ thực phẩm và đồ uống, cơ thể có thể sản xuất ra các dạng hoạt hóa của vitamin này trong cơ thể khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Trong những nghiên cứu gần đây, vitamin D được chứng minh là góp phần giảm nguy cơ ung thư đại tràng, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Những người có khả năng thiếu hụt thường là những người sống trong điều kiện thiếu ánh sáng mặt trời (đặc biệt là vào mùa đông) và người già (khả năng tổng hợp vitamin D của cơ thể từ ánh sáng mặt trời giảm theo độ tuổi).

5. Vitamin E

Chức năng chính của vitamin E là chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại. Vitamin E là một nhóm bao gồm 8 hợp chất với những tác dụng khác nhau. Mỗi một hợp chất này có một số dạng được gọi là các đồng phân lập thể.

Vitamin E là một chất dinh dưỡng vi lượng đặc biệt mà gần như bạn không thể đáp ứng được nhu cầu hàng ngày thông qua lượng thức ăn bình thường (trừ khi thực phẩm đó được bổ sung vitamin E). Do vậy, việc bổ sung vitamin E là lưu ý quan trọng đối với người tiểu đường. Lưu ý, nếu bạn dùng bất kỳ dạng thuốc làm loãng máu hoặc thuốc chống đông nào, hãy báo cho bác sĩ biết rằng bạn đang dùng một chất bổ sung có chứa vitamin E để tránh các phản ứng phụ không mong muốn.

6. Vitamin K

Vitamin K đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Nó cũng giúp cơ thể tạo ra protein cho máu, xương và thận. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang có kế hoạch bổ sung vitamin K khi đang dùng thuốc liên quan đến đông máu.

Các loại vitamin trên đều rất cần thiết đối với cơ thể, với chế độ ăn kiêng của người bị tiểu đường chắc chắn sẽ dẫn đến thiếu các loại vitamin này. Vì vậy, hãy lựa chọn những loại viên uống vitamin tổng hợp dành riêng cho người bị tiểu đường để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh.

Diabetic Support Formula là Viên uống hỗ trợ bổ sung Vitamin và khoáng chất dành riêng cho người bị tiểu đường. Đồng thời, giúp giảm rối loạn chuyển hóa đường và cải thiện hệ miễn dịch.

Thành phần trong 1 viên:

Vitamin C, Vitamin D , Vitamin E , Biotin , Magnesium , Zinc , Selenium , Manganese , Chromium , Cinnamon Extract , Gymnema , Taurine , Alpha Lipoic Acid, Lutein

   

Những tác hại nguy hiểm của bệnh máu nhiễm mỡ

Ngày nay, việc ăn uống không hợp lý, ít vận động chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh nguy hiểm trong đó có béo phì và mỡ máu cao. Mỡ máu cao hay máu nhiễm mỡ đang trở nên phổ biến hơn và nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng hết sức nguy hiểm đến sức khỏe. Dưới đây là một số những biến chứng điển hình.

1/ Bệnh tim mạch

     Chỉ số cholesterol xấu, triglyceride tăng cao cùng với các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết không những với các bệnh lý về cao huyết áp, tiểu đường, viêm tụy mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với hệ tim mạch. Vì vậy để có một trái tim khỏe mạnh, việc trước tiên là hãy ngăn ngừa bệnh máu nhiễm mỡ.

2/ Bệnh cao huyết áp

      Máu nhiễm mỡ gây nên xơ vữa động mạch, hình thành cục máu đông làm cản trở đường lưu thông của máu. Khi đó, áp suất máu tăng lên và làm tăng nguy cơ bệnh cao huyết áp. Như vậy lượng mỡ trong máu càng cao đồng nghĩa với bệnh lý tăng huyết áp càng dễ xảy ra và ngược lại.

3/ Tai biến mạch máu não

      Nguyên nhân chính là do cholesterol xấu và triglyceride tăng cao gây xơ vữa động mạch và làm ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho não. Vì vậy, đối với bệnh nhân máu nhiễm mỡ, nguy cơ bị tai biến mạch máu não sẽ cao hơn rất nhiều lần so với người khỏe mạnh.

 

http://thuocngoaitot.com/

4/ Suy giảm chức năng gan

      Máu nhiễm mỡ làm cho triglyceride tăng cao cùng với việc tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, đây là nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý về gan và trực tiếp làm suy giảm chức năng gan.

5/ Bệnh đái tháo đường

     Máu nhiễm mỡ có thể gây ra bệnh tiểu đường type 2 và ngược lại. Mối liên hệ này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh, nhất là với trường hợp có nguy cơ huyết áp cao, tăng mỡ bụng, cholesterol tốt thấp và đường huyết cao. Khi chỉ số triglyceride cao kết hợp cũng sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường..

6/ Bệnh viêm tụy

      Viêm tụy là một trong những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi máu nhiễm mỡ, do hàm lượng triglyceride rất cao có thể gây sưng tuyến tụy, gây ra những biểu hiện như: đau bụng đi ngoài dữ dội, sốt, nôn, thở nhanh, nhịp tim nhanh. Nếu trường hợp viêm tụy cấp có thể nguy hiểm đến tính mạng.

7/ Đau, tê chân

      Khi có quá nhiều mỡ máu, sẽ tạo nên lớp chất trong lòng động mạch, khi chảy đến chân sẽ dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên. Bệnh này gây cảm giác đau và tê chân, đặc biệt là khi lúc đi bộ, ngoài ra, bệnh cũng làm tăng khả năng nhiễm trùng ở chân, bàn chân.

Giải pháp cho giảm mỡ máu

Những biến chứng do mỡ máu cao gây ra đều gây hại đến cơ thể chúng ta.Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì chế độ ăn uống phù hợp rất quan trọng. 

Thiết lập một chế độ ăn uống có kiểm soát

Giảm chất béo bão hòa và chất béo trans (chất béo chuyển hóa). Các nguồn chất béo này thường được tìm thấy trong các sản phẩm động vật, thức ăn nhanh, bánh nướng, các thực phẩm đóng sẵn và chế biến khác.

Sử dụng chất béo không bão hòa lành mạnh, có trong dầu ăn ôliu hoặc dầu canola.

Ăn nhiều trái cây và rau quả hơn. Nếu phần lớn lượng calo của bạn được nhận từ những nguồn trái cây và rau quả sẽ làm cho bạn qua được cơn đói và giúp bạn tránh xa các lựa chọn không lành mạnh.

Uống rượu có kiểm soát, rượu có thể có nhiều calo, nhưng nghèo chất dinh dưỡng.

Tránh đường tinh luyện, thường được tìm thấy trong thực phẩm chế biến.

Sử dụng nguồn protein từ cá, khuyến cáo nên ăn cá hai lần một tuần. Các axit béo omega-3 trong cá có thể giúp giảm mức triglyceride máu.

Ăn nhiều chất xơ. Chất xơ tăng cảm giác no và cũng giúp giảm sự hấp thu cholesterol trong ruột.

Hạn chế cholesterol toàn phần dưới 200mg mỗi ngày.

Ngoài ra  cần kết hợp thêm thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị hiệu quả giảm cholesterol và mỡ máu cao bởi có thành phần và liều lượng cần thiết phù hợp cho cơ thể.

Một số loại thực phẩm chức năng được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận để điều trị tăng cholesterol.

Viên uống Q-SORB™ Co Q-10

Với thành phần chính là enzym CO-q10  Tăng sức khỏe cho tim, giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Viên uống Omega-3 Fish Oil 1000 mg

Công dụng:

– Giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
– Bổ mắt, bổ não, làm đẹp da

Viên uống gạo lứt đỏ Red Yeast Rice 600 mg Doctor’s Trust

Viên uống được chiết xuất hoàn toàn từ gạo lứt đỏ lên men có tác dụng rất hiệu quả trong việc giảm Cholesterol trong máu và mỡ máu cao.

 

 

   

Những điều cần biết về bệnh mỡ máu

Ngày nay, khi càng ngày cuộc sống càng phát triển, mọi người ai cũng trở nên vội vã và dần quên đi việc quan tâm đến sức khỏe của bản thân. Lối sống không khoa học, lười vận động, ăn uống không điều độ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe. Đáng chú ý là bệnh mỡ máu là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến đối với cả nam nữ, người già và cả giới trẻ. Vậy hãy cùng nhau tìm hiểu những điều cần biết về căn bệnh này và có những điều trị và cách phòng tránh nó.

1/Bệnh mỡ máu là gì?

Bệnh mỡ máu hay còn gọi là rối loạn lipid máu, máu nhiễm mỡ hay mỡ máu cao. Đó là do lượng cholesterol trong máu tăng cao.

Cholesterol là một chất được gan sản xuất tự nhiên. Nó rất cần thiết cho việc hình thành màng tế bào, vitamin D, và một số hoocmon nhất định.

Gan của bạn sản xuất ra tất cả cholesterol mà bạn cần, những chất béo và cholesterol có mặt trong nhiều thực phẩm chúng ta ăn ngày nay. Ăn quá nhiều thực phẩm chứa quá nhiều chất béo làm tăng mức LDL cholesterol trong máu. Điều này được gọi là có cholesterol cao. Cholesterol cao còn được gọi là tăng cholesterol máu. Cholesterol cao đặc biệt nguy hiểm khi mức HDL cholesterol quá thấp và mức LDL cholesterol quá cao.

Tăng cholesterol máu thường không gây triệu chứng. Điều quan trọng là ăn uống khỏe mạnh và thường xuyên theo dõi mức cholesterol của bạn. Khi không được điều trị, cholesterol cao có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khoẻ bao gồm đau tim hoặc đột quỵ.

2/ Nguyên nhân gây tăng Cholesterol máu?

Tăng cholesterol thường bị trầm trọng hơn khi ăn quá nhiều thực phẩm không lành mạnh, có hàm lượng cholesterol, chất béo bão hòa và chất béo cao. Các ví dụ về thực phẩm góp phần làm tăng cholesterol cao bao gồm:

  • Thịt đỏ
  • Gan và các loại thịt nội tạng khác
  • Các sản phẩm hàng ngày chứa nhiều chất béo no như pho mát, sữa, kem và bơ
  • Trứng (lòng đỏ)
  • Các món chiên rán, như khoai tây chiên, gà rán, và hành phi
  • Bơ đậu phộng
  • Một số sản thực phẩm nướng, như bánh xốp nướng
  • Thực phẩm chế biến từ bơ ca cao, dầu cọ, hoặc dầu dừa, sô cô la

Tăng cholesterol cũng có thể là do di truyền trong nhiều trường hợp. Điều này có nghĩa là nó không chỉ đơn giản là do thực phẩm gây ra, mà còn bởi cách mà gen của bạn hướng dẫn cơ thể xử lý cholesterol và chất béo. Gen được truyền từ cha mẹ sang con.

Các điều kiện khác như đái tháo đường và suy giáp cũng có thể góp phần làm tăng cholesterol. Hút thuốc lá cũng có thể làm tăng các vấn đề về cholesterol.

3/ Ai có nguy cơ bị tăng Cholesterol máu?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC), hơn 1/3 người Mỹ trưởng thành bị tăng mức LDL hoặc cholesterol “xấu”. Người dân ở mọi lứa tuổi, chủng tộc và giới tính đều có thể bị tăng cholesterol.

Bạn sẽ có nguy cơ cao bị tăng cholesterol máu nếu bạn:

  • Có tiền sử gia đình bị tăng cholesterol máu
  • Có chế độ ăn uống chứa lượng chất béo bão hòa quá mức
  • Bị thừa cân hoặc béo phì
  • Bị đái tháo đường, bệnh thận, hoặc suy giáp

4/Làm thế nào để giảm mỡ máu ?

Bên cạnh việc uống thuốc do bác sĩ chỉ định cần phải thay đổi lối sống để đạt được kết quả tốt nhất. Bởi vì lối sống của mọi người thường ảnh hưởng tới cholesterol, do đó sự thay đổi lối sống rất quan trọng để giảm tình trạng này. Thực hiện các bước sau để giúp làm giảm cholesterol.

  • Có chế độ ăn ít chất béo bão hòa. Thịt nạc, chẳng hạn như thịt gà và cá không chiên, hoa quả, rau, và ngũ cốc nguyên hạt là những thực phẩm hữu ích. Tránh các thực phẩm chiên, nhiều mỡ, cũng như những thực phẩm quá nhiều carbohydrate và đường
  • Ăn cá chứa axit béo omega-3 có thể giúp làm giảm LDL cholesterol. Ví dụ cá hồi, cá thu, và cá trích giàu omega-3. Hạt óc chó, hạt lanh và hạnh nhân cũng có chứa omega-3.
  • Tránh uống quá nhiều rượu.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút một ngày, năm ngày một tuần.
  • Bỏ hút thuốc.

 

Ngoài ra, để hỗ trợ giảm mỡ máu hiệu quả nhất nên bổ sung thêm thảo dược và thực phẩm chức năng.

Một số loại thực phẩm chức năng được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận để điều trị tăng cholesterol.

Viên uống Q-SORB™ Co Q-10

Với thành phần chính là enzym CO-q10  Tăng sức khỏe cho tim, giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Viên uống Omega-3 Fish Oil 1000 mg

Công dụng:

– Giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
– Bổ mắt, bổ não, làm đẹp da

Viên uống gạo lứt đỏ Red Yeast Rice 600 mg Doctor’s Trust

Viên uống được chiết xuất hoàn toàn từ gạo lứt đỏ lên men có tác dụng rất hiệu quả trong việc giảm Cholesterol trong máu và mỡ máu cao.

 

   

Vai trò và cách dùng Vitamin C hiệu quả

Vitamin C có vai trò ra sao đối với sức khỏe?

Mọi người vẫn biết rằng vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên loại vitamin này còn có rất nhiều công dụng tuyệt vời hơn thế nữa. Hữu ích là thế nhưng nếu sử dụng quá liều vitamin C có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. Hãy tìm hiểu về công dụng và bổ sung loại vitamin này thật hiệu quả nhé!

Vai trò của Vitamin C

1. Chống oxy hóa

Vitamin C là một trong nhiều chất tham gia hệ thống phòng thủ chống oxy hóa của cơ thể. Các chất chống oxy hóa (Vitamin E, beta-caroten, Vitamin C) có thể chuyển các tác nhân gây oxy hóa thành những chất vô hại và thải ra nước tiểu.

Vitamin C kết hợp với nhiều dạng gốc tự do và “quét dọn” chúng ra khỏi cơ thể, giúp phục hồi vitamin E trở lại dạng có khả năng chống oxy hóa.

2. Tăng cường hệ miễn dịch

Hỗ trợ sản xuất Interferon – là loại protein do tế bào cơ thể tạo ra để chống lại tác nhân gây bệnh, là thành phần đạm quan trọng của hệ miễn dịch. Vitamin C cần thiết cho các tế bào miễn dịch (Tế bào T và bạch cầu), từ đó làm mạnh chức năng của hệ miễn dịch, làm tăng phản ứng dị ứng.

3. Phòng chống bệnh tim mạch

Vitamin C giúp thành mạch máu vững chắc, đặc biệt quan trọng đối với mạch máu nuôi tim. Nó giúp chuyển cholesterol thành acid mật, bằng cách giảm tình trạng cholesterol trong máu. Chúng có thể làm giảm mức LDL-C (cholesterol có hại) và làm tăng HDL-C (loại có lợi).

Loại Vitamin này còn giúp hạn chế tăng huyết áp, chống tạo cục máu đông.

4. Tạo Collagen

Collagen là thành phần protein chính của mô liên kết, xương, răng, sụn, da và mô sẹo. Collagen chiếm đến 1/4 protein trong cơ thể.

Vitamin C cần cho quá trình tạo Collagen từ Trocollagen. Nếu thiếu Vitamin C sẽ giảm khả năng tổng hợp Collagen khiến cho sẹo sẽ khó lành, vỡ mao mạch, khiếm khuyết trong quá trình hình thành xương và răng.

5. Tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh

Vitamin C có hàm lượng cao trong mô não và tuyến thượng thận. Tham gia tạo các chất dẫn truyền thần kinh như: Norepinephrine, Serotnin, Acid amin Tyrosine.

6. Thải độc

Vitamin C cần thiết cho hệ thống chuyển hóa thải độc của nhiều loại thuốc trong cơ thể, làm giảm độc tính của thuốc và chuyển các phần từ độc thành dạng có thể đào thải qua nước tiểu.

Vitamin C cũng giúp thải độc nhiều hóa chất gây ung thư. Có khả năng kết hợp với các kim loại nặng và làm chúng trở nên vô hại.

7. Phối hợp tốt trong sử dụng Sắt, Canxi và Acid folic

Vitamin C giúp hấp thu tốt chất sắt có nguồn gốc thực vật. Hỗ trợ chuyển sắt từ huyết thanh vào ferritin để dự trữ ở gan và phóng thích sắt từ ferritin vào huyết thanh khi có nhu cầu.

Giúp hấp thu tốt Canxi bằng cách ngăn Canxi chuyển thành dạng khó hòa tan. Chuyển từ dạng không hoạt động thành dạng hoạt động và giữ ổn định ở dạng hoạt động, ngăn ngừa mất qua nước tiểu.

8. Cần thiết cho quá trình làm đẹp

Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc làm đẹp đối với chị em phụ nữ:

  • Có khả năng chống oxy hóa mạnh, cải thiện nhiều vấn đề về da như lấy đi những nốt đen trên da, ức chế việc tạo thành Melanin, làm mờ sắc tố Melanin, làm cho da trắng sáng, làm mờ vết thâm, nám và tàn nhang. Vitamin C thúc đẩy quá trình hình thành sợi collagen, các sẹo lõm do mụn da sẽ được làm đầy.
  • Khi cơ thể bạn luôn tích trữ sẵn một lượng Vitamin C đủ, làn da của bạn cũng sẽ trở nên sáng hơn và có sức sống hơn, Vitamin giúp cho da không bị khô, nhăn do lão hóa.

Tác dụng phụ của vitamin C

Bất kể loại vitamin nào nếu sử dụng lượng vừa đủ thì sẽ đem lại những tác dụng tuyêt vời, như nếu lạm dụng sử dụng quá liều thì sẽ gây ra các tác dụng phụ không tốt đối với cơ thể. Ít phổ biến hơn, một số rủi ro sức khỏe có thể xảy ra khi dùng quá nhiều vitamin C bao gồm:

  • Sỏi thận: việc bổ sung quá nhiều vitamin C có thể khiến một người bài tiết các hợp chất oxalate và axit uric trong nước tiểu. Những hợp chất này có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận.
  • Mất cân bằng dinh dưỡng: Lượng vitamin C quá mức có thể làm giảm khả năng xử lý các chất dinh dưỡng khác của cơ thể. Ví dụ, vitamin C có thể làm giảm nồng độ vitamin B-12 và đồng trong cơ thể. Sự hiện diện của vitamin C cũng có thể tăng cường hấp thu sắt trong cơ thể, có thể dẫn đến mức độ quá cao.
  • Gai cột sống: Theo Tổ chức viêm khớp, một nghiên cứu cho thấy rằng sự hiện diện của nồng độ vitamin C rất cao trong cơ thể làm tăng khả năng bị gai cột sống. Tuy nhiên, Quỹ cũng trích dẫn một nghiên cứu nghiên cứu cho thấy những người có lượng vitamin C thấp có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, một tình trạng viêm khớp.
  • Làm giảm hiệu quả của niacin-simvastatin (thuốc điều trị rối loạn mỡ máu): Bằng chứng cho thấy việc bổ sung vitamin C có thể làm giảm khả năng tăng lượng cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) của cơ thể ở những người dùng thuốc kết hợp niacin-simvastatin.

Nếu một người sử dụng đồng thời vitamin C và niacin-simvastatin nên nói chuyện với bác sĩ để có phương án phù hợp nhất

Nên dùng bao nhiêu vitamin C?

Cơ thể của một người không thể tạo ra vitamin C, vì vậy mọi người cần ăn đủ thực phẩm có chứa vitamin C để đáp ứng nhu cầu hàng ngày. Nếu ai đó có nguy cơ bị thiếu vitamin C có thể bổ sung vitamin C bằng đường uống

Theo các bác sỹ và chuyên gia sức khỏe liều lượng Vitamin C cần thiết được xác định như sau:

– Tính theo độ tuổi:

  • Dưới 6 tháng tuổi: 25 mg/ngày.
  • 6 tháng đến 6 tuổi: 30 mg/ngày.
  • 7-9 tuổi: 35 mg/ngày.
  • 10-18 tuổi: 65 mg/ngày.
  • 19 tuổi trở lên: 70 mg/ngày.
  • Phụ nữ có thai: 80 mg/ngày.
  • Bà mẹ cho con bú: 95 mg/ngày.

– Liều lượng vitamin C tối đa tính theo mg/ngày.

  • 1-3 tuổi: 400 mg/ngày.
  • 4-8 tuổi: 650 mg/ngày.
  • 9-13 tuổi: 1.200 mg/ngày.
  • 14-18 tuổi: 1.800 mg/ngày.
  • từ 19 tuổi trở lên: Không quá 2.000 mg/ngày.

Bổ sung Vitamin C bằng cách nào?

Cách 1: Bạn có thể bổ sung Vitamin C bằng cách bổ sung nhiều các nhóm thực phẩm chứa Vitamin C vào khẩu phần ăn. Vitamin C có nhiều trong các thực phẩm và hoa quả như: Cam, quýt, ổi xanh, dâu tây, cà chua, khoai lang, khoai tây, bông cải xanh, ớt xanh.

Cách 2: Bổ sung bằng thực phẩm chức năng. Nếu bạn bổ sung Vitamin C nhằm mục đích làm đẹp da thì có thể lựa chọn dạng sản phẩm uống hoặc thoa trực tiếp lên da.

Cách uống vitamin C hiệu quả và an toàn

Nếu dùng vitamin C dạng viên nang giải phóng thì bạn nên uống nó với 1 ly nước đầy (khoảng 240ml). Uống toàn bộ, không nghiền hoặc nhai viên nang. Bởi điều này có thể giải phóng tất cả các thành phần của thuốc cùng lúc và tăng nguy cơ bị tác dụng phụ. Ngược lại, nếu dùng dạng viên nhai hoặc tấm wafer thì bạn nên nhai kỹ sau đó mới nuốt. Còn dùng dạng viên ngậm thì hãy kiên nhẫn đợi nó tan từ từ trong miệng.

Trường hợp dùng vitamin C dạng bột, bạn nên ăn hoặc uống hết ngay khi trộn chúng vào thức ăn hoặc nước. Tuyệt đối không được chừa lại cho lần sau. Cuối cùng, nếu dùng ở dạng lỏng, bạn nên đo liều lượng bằng dụng cụ y tế chuyên biệt.

Bên cạnh đó, bạn cần cho bác sĩ biết tiền sử bệnh, tình trạng dị ứng (nếu có) trước khi sử dụng vitamin C dạng uống. Đồng thời, bạn nên viết ra các loại thuốc và thực phẩm chức năng đang sử dụng. Căn cứ vào những thông tin này, các bác sĩ sẽ biết bạn có nên sử dụng vitamin C dạng uống không hoặc nếu dùng thì cần lưu ý gì.

Để tăng hiệu quả sử dụng vitamin C, bạn nên dùng nó vào một khung giờ cố định trong ngày. Cuối cùng, trong lúc sử dụng, nếu có bất kỳ biểu hiện dị ứng, bạn cần thông báo ngay lập tức đến bác sĩ.

   

 

Vitamin E – Viên uống thần thánh cho các chị em phụ nữ

Với các chị em phụ nữ, hầu như ai cũng đều biết Vitamin E rất tốt cho cơ thể cũng như để làm đẹp. Nhưng liệu bạn đã biết rõ công dụng cụ thể cũng như cách sử dụng  vitamin E như thế nào?Hãy cùng tìm hiểu về loại vitamin đa năng này nhé!

  1. Công dụng của Vitamin E ?

Vitamin E là loại vitamin tan trong dầu, rất quan trọng đối với cơ thể.

  • Vitamin E giúp làn da mịn màng, tươi trẻ, hạn chế nếp nhăn. Tình trạng da khô sạm, nhăn nheo, thiếu sức sống, tóc khô và dễ gãy rụng thường là do thiếu vitamin E gây nên. Do đó, trong hầu hết các sản phẩm chăm sóc da và tóc, nhà sản xuất thường đưa vitamin E vào trong thành phần.

  • Thường ngày, da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ bị các tia cực tím hủy hoại, làm da trở nên đen sạm, mất tính đàn hồi, da trùng xuống khiến khuôn mặt trở nên già đi. Ngoài 30 tuổi, mức độ lão hóa da càng cao, các gốc tự do dư thừa sẽ khiến da nhanh chóng bị tổn thương. Bổ sung vitamin E là phương pháp hữu hiệu giúp cải thiện tình trạng trên, giảm tiến trình lão hóa, mang đến vẻ đẹp trẻ trung, đặc biệt là với chị em phụ nữ.
  • Phụ nữ có thai uống vitamin E sẽ giúp ích cho sự phát triển của thai nhi. Vitamin E giúp tử cung của em bé gái phát triển và hạn chế tình trạng teo tinh hoàn ở em bé trai. Ngoài ra, vitamin E còn góp phần làm giảm tỷ lệ sinh non hoặc sảy thai, đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi. Nhiều chị em phụ nữ khi mang thai sẽ bị rạn da, da xấu đi trông thấy. Bổ sung vitamin E khi mang thai sẽ giúp làn da của mẹ bầu đẹp hơn, ngăn ngừa, hạn chế rạn da, giúp mẹ bầu tự tin hơn trong giao tiếp và cuộc sống hàng ngày.
  • Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, vitamin E rất có lợi cho phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh. Phụ nữ trong giai đoạn này sẽ gặp các triệu chứng bốc hỏa, rối loạn kinh nguyệt… Vitamin E sẽ giúp làm giảm các triệu chứng, giúp chị em cảm thấy thoải mái hơn, ổn định tâm lý.
  • Với trẻ em gái trong độ tuổi vị thành niên, sử dụng vitamin E sẽ giúp làm giảm triệu chứng đau bụng kinh trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
http://thuocngoaitot.com/

2. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin E

Ngoài bổ sung vitamin E bằng dạng thuốc tổng hợp, bạn có thể bổ sung vitamin E qua thực phẩm ăn uống hàng ngày. Đây là cách bổ sung vitamin E an toàn và hiệu quả nhất.

Vitamin E có nhiều trong các loại dầu thực vật như: mầm lúa mì, dầu hướng dương, đậu nành, mầm thóc, giá đỗ, các loại rau xanh, thịt, cá, trứng, sữa, hoa quả… Cụ thể:

 

 

  • Rau cải xanh: Rau cải xanh chứa nhiều vitamin E, vitamin A, vitamin C, folate rất tốt cho cơ thể
  • Bơ: Trung bình một quả bơ chứa khoảng 4mg vitamin E
  • Hạnh nhân: Trong 100g hạnh nhân có khoảng hơn 26mg vitamin E. Do đó, bạn có thể dùng hạnh nhân tươi, sữa hạnh nhân… mỗi ngày để bổ sung vitamin E cho cơ thể
  • Củ cải: Củ cải chứa khoảng 17% lượng vitamin E cần thiết cho cơ thể trong một ngày
  • Hạt dẻ: Hạt dẻ là nguồn cung cấp vitamin E dồi dào cho cơ thể
  • Rau bina: Ngoài vitamin E, rau bina còn chứa nhiều chất chống oxy hóa khác, giúp ích cho quá trình làm đẹp của chị em phụ nữ…

Nhu cầu vitamin E hàng ngày của một người lớn là khoảng 15mg. Chú ý kết hợp các thực phẩm giàu vitamin E trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp cung cấp đủ lượng vitamin E cần thiết mà không cần sử dụng thêm vitamin E dạng uống tổng hợp. Trừ các đối tượng đặc biệt như: người bị bệnh cần bổ sung vitamin E, người bị khô da, người mắc bệnh tim mạch, ung thư, phụ nữ có thai…

3. Cách bổ sung vitamin E hiệu quả nhất

Vitamin E là vitamin tan trong dầu (mỡ), quá trình hấp thụ vitamin E diễn ra ở phần giữa của ruột non, có quan hệ mật thiết với quá trình tiêu hóa mỡ và cần phải có muối mật, men lipase của tụy hấp thu cùng lúc với các chất béo, qua đường bạch huyết đến hệ tuần hoàn. Vì thế, để hấp thụ vitamin E một cách hiệu quả nhất cần phải có đủ chất béo, dầu mỡ. Ví dụ, giá đỗ chứa rất nhiều vitamin E, nhưng nếu ăn giá sống thì lượng vitamin E mà cơ thể hấp thụ được là rất ít. Nếu bạn ăn giá trộn dầu ăn hoặc giá xào thì cơ thể sẽ hấp thụ được nhiều hơn.

4. Có nên bổ sung vitamin E hàng ngày? Nếu dùng, cách uống vitamin e thế nào, cần lưu ý những gì?

Vitamin E rất tốt cho cơ thể nhưng nếu lạm dụng (dùng liều cao, kéo dài) với mục đích duy trì tuổi trẻ, sắc đẹp, tác dụng chống oxy hóa sẽ bị triệt tiêu. Khi uống vitamin E đúng cách, nó sẽ họat động như một chất ủng hộ sự họat động của các gốc tự do trong cơ thể, gây tổn hại cho tế bào. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, uống vitamin E liều cao còn có thể làm gia tăng nguy cơ bị ung thư phổi. Nếu tiêm vitamin E liều cao vào tĩnh mạch có thể gây tử vong.

Với phụ nữ, việc bổ sung viên uống vitamin E (viên tổng hợp) mỗi ngày sau 30 tuổi có thể được nhưng chỉ nên dùng trong 1 – 2 tháng, sau đó nghỉ một thời gian rồi mới dùng tiếp. Việc dùng vitamin E bổ sung cũng chỉ nên áp dụng với những người da khô, chế độ ăn nghèo vitamin E. Đặc biệt chỉ với những người bệnh như: đái tháo đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh gan, suy thận, ung thư, dị ứng, viêm mãn tính và bệnh tự miễn… thì mới cần bổ sung vitamin E hàng ngày, nhưng mỗi ngày cũng không quá 400 UI (đơn vị quốc tế), mà cũng chỉ nên dùng cách nhật 1 – 2 tháng, nghỉ 1 thời gian mới lại dùng tiếp. Còn đối với người khỏe mạnh bình thường thì cách sử dụng vitamin E để bổ sung tốt nhất vẫn là từ thực phẩm.

Vitamin E dạng bôi chỉ nên sử dụng với những người bị da khô, da lão hóa. Nếu bôi vitamin E lên da nhờn có thể gây mụn.

   

 

Axit Folic: Chất dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu

Axit folic là một trong những vitamin nhóm B, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh. Thiếu axit folic sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người đặc biệt là mẹ bầu và sự phát triển bình thường của thai nhi. Hãy tìm hiểu xem bạn cần bổ sung bao nhiêu lượng axit folic và bổ sung bằng cách nào?

Nếu bạn có ý định mang thai, ngoài việc quan trọng là xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục và ngủ đủ giấc, một trong những cách quan trọng nhất để đảm bảo mang thai khỏe mạnh là nạp đủ lượng axit folic/ vitamin B9 trước khi có thai. Axit folic, dạng tổng hợp của folate hoặc vitamin B9, là một dưỡng chất tối cần thiết cho các cơ quan trong cơ thể chúng ta. Hàng ngày các tế bào mới đang liên tục được tái tạo nhanh chóng ở mỗi cơ quan trong cơ thể chúng ta nhưng nếu không có axit folic, sẽ không có hoạt động tái tạo nào xảy ra.

“Axit folic có vai trò rất quan trọng trong việc tái tạo các tế bào và duy trì các hoạt động tái tạo diễn ra một cách hiệu quả,” Tama Bloch, một Nhà khoa học nghiên cứu Nhi khoa chia sẻ.

Trong giai đoạn mang thai, vai trò của axit folic trở nên quan trọng hơn trong việc ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh (NTD)

 Axit Folic quan trọng như thế nào?

Khuyết tật ống thần kinh ảnh hưởng đến khoảng 300.000 trẻ em trên toàn thế giới mỗi năm, nhưng khoảng 50 – 70% các khuyết tật ống thần kinh có thể được ngăn ngừa khi phụ nữ sử dụng axit folic có trong loại vitamin bổ sung trước khi sinh hoặc thực phẩm chức năng. Khuyết tật ống thần kinh là dị tật bẩm sinh của tủy sống như nứt đốt sống, dị tật não như hội chứng não phẳng, và Chiari, một loại dị tật khác gây ra rối loạn dịch não tủy qua lỗ chẩm.

Bí quyết ở đây chính là nên sử dụng axit folic hàng ngày cho dù bạn đang tích cực cố gắng có thai hoặc đang có kế hoạch không có con một thời gian đi chăng nữa. Đó là bởi vì thời điểm bạn có thai – trước khi bạn nhận được xét nghiệm thai kỳ dương tính – thai nhi đã đang bắt đầu tái tạo những tế bào thần kinh rất quan trọng cho sự phát triển về não và cột sống, nhà khoa học Bloch nói.

Bạn cũng nên uống axit folic hàng ngày ngay cả khi bạn không có kế hoạch có con hoặc nếu bạn nghĩ mình không thể mang thai. Bởi vì có đến 40% tổng số các thai kì trên toàn thế giới đều là không có kế hoạch trước, việc nạp đủ axit folic vào cơ thể là một bước chuẩn bị tốt vì biết đâu bất ngờ.

http://thuocngoaitot.com/

 Hãy uống Axit Folic như một thói quen hàng ngày

Mặc dù các chuyên gia nói rằng bất kỳ người phụ nữ nào có khả năng mang thai đều nên dùng axit folic, thì có khoảng 22% phụ nữ trong độ tuổi từ 12 đến 49 không có đủ folate trong cơ thể để ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh, theo một nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC).

Việc cung cấp đủ axit folic không chỉ quan trọng trước khi mang thai, bạn nên tiếp tục bổ sung nó cho cơ thể trong suốt giai đoạn thai kỳ để đảm bảo cho sức khỏe của chính bạn và hỗ trợ sự phát triển và lớn lên của em bé.

Không giống như các vitamin tan trong chất béo (A, D, E và K) được lưu trữ dễ dàng trong cơ thể, folate là một vitamin hòa tan trong nước, do đó bạn cần phải sử dụng nó hàng ngày để đảm bảo cơ thể luôn có đủ. “Chất dinh dưỡng này cần phải được bổ sung liên tục để duy trì cơ thể khỏe mạnh”, nhà khoa học Bloch nói.

 Bạn cần bao nhiêu Axit folic là đủ?

Ở Hoa Kỳ, hầu hết phụ nữ đều được khuyên nên uống một loại vitamin tổng hợp  có chứa 400 microgram (mcg) axit folic mỗi ngày, hoặc cùng một lượng bổ sung riêng biệt, trước khi mang thai.

Trong khi mang thai, phụ nữ cần 600 mcg và cần 500 mcg trong giai đoạn cho con bú. Ở các quốc gia khác, các khuyến nghị có thể thay đổi đôi chút. Một số phụ nữ có thể cần phải dùng liều rất cao – khoảng 1.000 microgram mỗi ngày — nhưng điều này luôn phải được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ. Bao gồm những phụ nữ có tiền sử gia đình bị khuyết tật ống thần kinh, những người mắc bệnh hồng cầu hình liềm hoặc những người mắc bệnh viêm ruột (IBD), bệnh Celiac hoặc các vấn đề về hấp thu kém.

Đối với phụ nữ dùng các loại thuốc cho bệnh ung thư, bệnh tự miễn hoặc động kinh có thể cần phải bổ sung liều axit folic lớn hơn.

Mặc dù axit folic được tiêu hóa và hấp thụ hiệu quả hơn, bạn cũng cần phải nạp đủ lượng folate thông qua các loại thực phẩm như rau xanh, nước cam hoặc chanh, các loại đậu và hạt, bánh mỳ và ngũ cốc giàu axit folic.

Và có một điều quan trọng là bạn không bao giờ bị tích trữ quá nhiều folate bất kể bạn có ăn bao nhiêu thực phẩm giàu folate song song với việc bổ sung axit folic bên ngoài. Vì vậy, hãy bắt đầu một ngày với một ly sinh tố rau xanh, nước ép củ cải đường, hoặc món trứng chiên rau củ cùng với các thực phẩm bổ sung để đem lại những điều tốt nhất cho thai kỳ.