Công dụng và Hướng dẫn cách sao trà Đàn hương ngon

 

Tác dụng của Trà Đàn hương đối với sức khỏe con người

        Đàn Hương vốn được thế giới biết đến là loại gỗ quý hiếm nhất. Tuy nhiên, gỗ Đàn hương chưa phải là tất cả những giá trị tuyệt vời của mà loài cây “vương mộc” đem lại. Trên thực tế, không chỉ tinh dầu nằm trong lõi gỗ Đàn hương mà tất cả các bộ phận của cây như lá, quả đều chứa “dược liệu quý hiếm” rất tốt cho sức khỏe của con người. Đặc biệt là sản phẩm trà Đàn hương. Vậy loại trà Đàn Hương có tác dụng gì với sức khỏe con người, bạn có biết?

    Trà Đàn Hương khác biệt so với những loại trà khác

    Hương thơm nhẹ nhàng, màu vàng trong xanh nom vô cùng bắt mắt. Vị trà rất lạ, không chát đắng như trà từ cây trà thông thường mà thoang thoảng vị ngọt nhẹ, thanh thanh, giữ nguyên được độ tươi man mát của lá trà.

      Trà được đánh giá là trà ngon không chỉ đáp ứng được các yêu cầu về thẩm mỹ của cánh trà cho đến màu nước mà còn phải phải có hương thơm nhẹ dịu giúp người uống thư giãn, thoải mái. Thưởng thức trà là quá trình trải nghiệm của cả 3 giác quan từ thị giác, khứu giác cho đến vị giác  Đặc biệt, vị trà phải mang hương vị đặc biệt, cho người thẩm ấn tượng khó quên. Khi thưởng trà Đàn hương sẽ thấy được nét tinh túy trong trà nằm ở hậu vị. từ đầu đến cuối đều cho ta những cảm nhận vô cùng ấn tượng khi thưởng thức.

 

     Sự khác biệt giữa Trà Đàn hương và các loại trà khác

      Không ít người đặt câu hỏi trà Đàn Hương có tác dụng gì? So với những loại trà khác trên thị trường thì chúng có gì khác biệt để tạo nên sức hút lớn vậy? Dưới đây chính là những điểm nổi bật chỉ có riêng ở loại trà này:

  • Trà có vị thanh, mùi thơm dịu dàng nhưng đọng lại lâu trong khoang miệng.
  • Tốt cho sức khỏe con người, không gây mất ngủ, có khả năng phòng chống nhiều bệnh tật.
  • Chứa nhiều loại chất quý giá khó thấy ở những loại trà khác.
  • Phù hợp với tất cả mọi người từ nhỏ đến lớn, người có bệnh hay người khỏe mạnh.

Trà Đàn hương có những tác dụng gì?

1. Kháng viêm và chống oxy hoá

     Trà Đàn hương có tính chống oxy hóa, kháng viêm cao. Nguyên do là bởi trong lá tử đàn có chứa Polyphenol. Chúng không chỉ giúp cơ thể kháng viêm, diệt khuẩn mà còn chữa lành được vết thương bên ngoài.

2. Chống ung thư và các bệnh nguy hiểm

     Có thể nói Vitexin và Isovitexin là những chất cực kỳ khan hiếm, không phải loại trà nào cũng có. Công dụng của Vitexin và Isovitexin có khả năng gây ức chế các mầm bệnh gây ung thư hay các bệnh tim mạch. Đây đều là những căn bệnh nguy hiểm với số lượng lớn người mắc bệnh mỗi năm. Vì thế, chúng chính là một trong những lý do khiến giá trà Đàn Hương cao đến vậy.

3. Bảo vệ gan, ngăn ngừa đông máu và tiêu đường

     Catechin là một loại chất chiếm lượng lớn trong tổng thành phần của lá trà Đàn Hương. Đây cũng là một trong những chất mang lại lợi ích rất lớn cho sức khỏe của con người.

     Đối với người sử dụng nhiều bia rượu, nồng độ choresterol trong máu cao có thể sử dụng trà để thải độc. điều hoà lượng chất béo và đường trong máu, ngăn ngừa các bệnh lý về gan, bài tiết và tiểu đường.

4. Tốt cho hệ thần kinh

     Trà lá Đàn hương Chandana có vị ngọt thanh mát, dịu nhẹ, phù hợp với khẩu vị của cả trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi. Người sử dụng trà lá đàn hương đều đặn có khả năng giảm thiểu căng thẳng nhờ tác dụng an thần của Y-Aminbutyric Axit, tinh thần thư thái và duy trì khả năng tập trung cao độ. Với người gặp vấn đề với giấc ngủ như khó ngủ, giấc ngủ không sâu, sử dụng trà đàn hương nhanh chóng cải thiện chất lượng giấc ngủ, khiến cơ thể cảm thấy tràn đầy năng lượng khi tỉnh dậy.

Thời điểm thu hoạch lá trà để đạt tối ưu:

     Để làm trà đàn hương từ lá đàn hương, bạn cần dùng lá tươi hái vào buổi sáng hoặc chiều.

     Chọn lá để hái

     Lá đàn hương có một điểm đặc biệt là lá già thì dày và rất giòn, bạn bóp ngang sẽ thấy nó gãy giòn tanh tách còn lá vừa vừa và lá non thì ít giòn hơn (vì vậy thường chỉ dùng lá non làm trà).

     Thông thường, khi hái lá làm trà ta thường hái phần ngọn 1 tôm 2 lá. Tuy nhiên, với lá đàn hương thì bạn có thể hái cả những lá non, lá vừa vừa (bánh tẻ) vì những lá này khi sao thành trà thì hương vị của nó đậm đà hơn so với ngọn (mặc dù cọng trà sẽ không xoắn đẹp như ngọn).

    Gợi ý: Bạn có thể hái cả ngọn và lá rồi để riêng, sao riêng từng loại.

     Rửa và để ráo

     Sau khi hái lá, bạn đem rửa sạch rồi trải đều ra rổ, sàn để phơi gió cho héo dần (thường phơi khoảng nửa ngày là được). Vì vậy, bạn có thể hái lá vào buổi sáng, để tới trưa thì bắt đầu sao.

     Sao trà

     Sao trà là công đoạn khá vất vả nhưng cũng không khó thể thực hiện. Chỉ cần bạn kiên nhẫn sao và vò từ 3 – 5 lần thì sẽ có được mẻ trà ngon.

     Bước 1: Cho lá đàn hương vào chảo, vặn lửa riu riu cho nóng dần và xào qua xào lại cho lá nóng đều (dùng tay hoặc đũa đều được, dùng tay thì dễ bị bỏng nhưng lá trà ít bị vụn và ta có thể cảm nhận được độ nóng để gia giảm nhiệt).

    Bước 2: Khi thấy lá trà nóng hổi, dập, tươm nước và hơi đổi màu, đồng thời phiến lá cũng mềm xoải ra thì ta tắt bếp, lấy ra, để nguội bớt thì vò.

Cách vò như sau: lấy một nhúm lá cho vào lòng bàn tay và dùng hai tay xoay tròn như xoay viên bột, xoay nhiều lần như vậy thì để xuống và xoay tiếp những lá còn lại.

     Bước 3: Tiếp tục cho lá đàn hương vào chảo và xào tiếp, khi thấy lá nóng hổi đều hết thì ta lại lấy ra, đợi nguội bớt rồi gom lại vò thành từng cục, mỗi lần vò thì xoay tròn từ 30 – 40 vòng, vừa xoay vừa nén cho chặt lại.

     Bước 4: Tiếp tục cho vào chảo sao rồi vò như các lần trước.

     Lưu ý: Với trà đàn hương, cần lưu ý rằng ta chỉ nên để lửa riu riu (tránh khét) và ở các lần sau thì lá đàn hương sẽ bắt đầu giòn dần. Vì vậy, ta sao xong rồi vò cho đến khi thấy lá trà giòn thì không vò nữa để tránh bể nát (thường khoảng 3 lần sao – vò). Lúc này, ta vặn lửa to hơn một tí để lấy độ giòn và thơm cho trà (tức để lá trà hơi khét nhẹ một tí, không để khét đen), sau đó tắt bếp.

Sau khi sao xong, đợi trà nguội bớt thì ta cho trà vào keo lọ hoặc túi kín và bọc kín lại, không để thông hơi.

     Cách dùng trà đàn hương

     Mỗi lần dùng, ta lấy một ít trà đàn hương ra rồi hãm với nước sôi như trà thông thường. Tuy nhiên, cách uống trà đàn hương có một số điểm khác hơn so với trà thông thường, đó là:

  • Thêm đường và uống lạnh thì sẽ ngon hơn uống nóng (kinh nghiệm cá nhân).
  • Nếu bạn dùng lá bánh tẻ (không quá già cũng không quá non) để sao trà thì bạn có thể đợi trà nguội, thêm đường và nước đá vào, sau đó uống và ăn cả lá trà (lúc này lá trà sẽ duỗi thẳng ra, mềm và thơm hương đặc trưng của nó).

Liên hệ đặt hàng 0978757838 – Tập đoàn Đàn hương Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.